Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính: Cty tôi có cho Cty bạn vay số tiền 20 tỉ đồng (có hợp đồng) với lãi suất 8%/năm (hoạt động này ngoài ĐKKD). Khi đến hạn thanh toán Cty bạn (đã phá sản) chỉ trả được vốn còn tiền lãi không trả được (có bản xác nhận nợ). Do tiền lãi chưa thu được nên chưa hạch toán vào tài khoản 711 (thu nhập khác) mà chỉ hạch toán vào Tài khoản 138 (phải thu khác). Tại Khoản 1 điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài Chính “Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng…” có nói đối tượng lập dự phòng là “ các khoản doanh nghiệp đang cho vay” nhưng không thấy văn bản nào nói đến tiền lãi cho vay. Vậy xin hỏi: đối tượng là tiền lãi cho vay (chưa thu được, chưa hạch toán vào thu nhập khác) có được trích lập quỹ dự phòng theo thông tư 48/2019/TT-BTC hay không? Rất mong được hướng dẫn.
18/07/2025
Trả lời:

- Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.”

- Tại Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

- Bảng kê công nợ;

- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

- Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.”

Đề nghị độc giả căn cứ quy đinh nêu trên, hợp đồng vay, biên bản xác định công nợ và các tài liệu liên quan để nghiên cứu thực hiện
undefined
Gửi phản hồi: